Nhà thờ đá Phát Diệm được thiết kế độc đáo, thể hiện sự sự giao hòa giữa
Phật giáo với Thiên Chúa giáo và cũng là nét kết hợp văn hóa Đông – Tây đậm nét
nhất.
Quần thể nhà thờ Phát Diệm với 117mét mặt
tiền, dài 243m, tại thị trấn Phát Diệm (huyện Kim Sơn, Ninh Bình). Đầu thế kỷ
XIX Phát Diệm là vùng đất bồi với bùn lầy và ngút ngàn cỏ sậy. Năm 1828, Nguyễn
Công Trứ được triều đình nhà Nguyễn ở Huế phái ra Bắc với chức “Dinh Điền Sứ”
đã khai phá lập ra vùng đất này. Kim Sơn là “núi vàng” và Phát Diệm có nghĩa là
“Phát sinh ra cái đẹp”.
Có
thể nói, quần thể nhà thờ Phát Diệm thể hiện sự giao hòa tinh túy giữa đạo Phật
và Công giáo, được thiết kế hình mái cong hệt như đình chùa nhà Phật cũng là
nét kiến trúc độc đáo nhất Việt Nam. Tiếp đó là tượng thánh giá ngự trên đài
sen, hệt như Phật hiện ngự trên đài sen. Có thể coi đây là lối kiến trúc độc
đáo nhất thế giới.
Quần
thể Nhà thờ đá Phát Diệm được xây dựng nhiều hạng mục khác nhau như: ao hồ,
tượng đài, Phương Đình, Nhà thờ lớn, Nhà nguyện kinh thánh Rô Cô, Nhà nguyện
kinh trái tim chúa, Nhà nguyện kinh thánh Giu-Se, Nhà nguyện kinh thánh Phê-Rô
và các hang đá nhân tạo...
Tất cả được bố trí trên một mặt bằng tổng thể hình chữ “Vương”, không gian đóng mở theo phong cách tạo cảnh phương Đông rất rõ nét, trước có hồ, sau có núi, không những làm cho phong cảnh thêm hữu tình mà còn thể hiện tư duy, quan niệm của người Á đông “Tiền có thuỷ, hậu có sơn”, mọi việc sẽ diễn ra tốt đẹp, an lành cho cuộc sống hiện tại và mai sau.
Xem thêm ảnh:
|
Cây thập giá ngự trên đài sen hệt như cách bài chí nhà Phật. |
|
Cổng vào cũng được làm hoàn toàn bằng đá. |
|
Mái vòm Phương Đình được sắp xếp những viên đá rất tinh xảo. |
|
Những phiến đá lớn tại Phương Đình. |
|
Quả chuông có âm thanh phát xa trên 10km. |
|
Bàn thờ được sơn son thiếp vàng. |
|
Mặt tiền nhà thờ Phát Diệm nhìn từ trên cao. |
|
Những chiếc cửa sổ đá. |
|
Những chiếc chấn song đá. |
|
Mặt tiền nhà thờ Phát Diệm. |
|
Toàn cảnh Nhà thờ Đá. |
|
Mặt tiền. |
|
Những chiếc cột kèo bằng đá gắn với nhau hàng trăm năm không xi măng, sắt thép vẫn vững trãi. |
Không có nhận xét nào: