Ốc núi Ninh Bình

Nếu như trước kia ít người biết đến món ốc núi thì giờ đây ốc núi đã trở thành lựa chọn của rất nhiều người, nhất là dân nhậu. Có lẽ chính cái vị ngọt thanh, chút hương lá rừng lạ lạ đã kéo người ta đến với món ốc núi.



Ốc núi có ở hầu hết các địa phương trong tỉnh ta, nhưng nhiều nhất ở các dãy núi đá vôi thuộc thị xã Tam Điệp, Yên Mô, Nho Quan. Chúng thường chỉ xuất hiện từ tháng 4 đến tháng 8 hàng năm, tức là vào mùa mưa, khi thời tiết ẩm ướt. Những tháng còn lại chúng vùi mình dưới đất, trong các khe đá hoặc các lớp lá dày. Thức ăn chính của ốc này là những loại cây cỏ mọc hoang trên núi trong đó có cả những cây thuốc quý. Vì vậy khi sơ chế ốc núi người ta thường không ngâm kỹ để ốc mửa ra như các loại ốc khác mà chỉ rửa sơ qua vì cho rằng trong người con ốc mang nhiều vị thuốc. ốc núi có thể chế biến thành nhiều món: hấp gừng, xào sả ớt, trộn gỏi... Thịt ốc núi dai, giòn, ngọt. Ăn ốc núi nên ăn cả con không bỏ ruột, khi ăn nhai chậm và kỹ mới thấm được vị mát lành, thơm mùi thuốc Bắc.

Bạn muốn tìm mua một ít ốc núi về ăn thử thì có thể đến các chợ ở thị xã Tam Điệp, Yên Mô. ốc ở đây được bán rất nhiều, nhưng một chú ý là bạn chỉ có thể tìm mua được chúng sau những trận mưa rào. Giá 1kg ốc khá rẻ chỉ vào khoảng 40-80 nghìn đồng/kg. Còn nếu bạn là người thích khám phá thì có thể tự vào núi bắt ốc.

Nhìn những con ốc thật hay, chúng không phát triển theo chiều dọc như ốc nhồi mà phát triển theo chiều ngang, mình dẹp, to trung bình 2 đốt ngón tay, miệng loe ra có mầu trắng sữa.


Ốc núi là một món ăn đặc sản thú vị, tuy nhiên việc giới thiệu khai thác đưa vào thực đơn ẩm thực Ninh Bình vẫn chưa được chú ý. Hơn thế nữa hiện nay ốc núi đang bị người dân khai thác tràn lan, mùa khai thác ốc trùng với mùa sinh sản của chúng nên nếu không sớm có quy hoạch thì loài ốc này có nguy cơ bị suy giảm nghiêm trọng. Tạo môi trường thuận lợi để ốc núi sinh sản, phát triển là vấn đề đặt ra cần được quan tâm.

5 nhận xét:

  1. Chắc có nhiều người đã từng được ăn con ốc núi và sẽ thấy hương vị đặc trưng của nó không thể lẫn với món nào khác. Ốc núi rất thơm ngon, dễ ăn, lành tính và còn có tác dụng chữa bệnh khớp, gút..Ốc núi có thể làm nhiều món như nướng, xào me, xào tỏi, xào sa tế, hấp gừng, luộc sả, xào sả ớt, luộc trộn gỏi với củ hành tây...

    1. Ốc xào sả ớt.
    Nguyên liệu:
    Ốc ngâm sạch để cả vỏ
    Sả băm
    Ớt bằm
    Tương ớt
    1 bát nước chấm ốc phư bình thường
    Đường
    Dừa nạo
    Cách làm:
    Cho ít dầu hay mỡ vào chảo. Cho sả và ớt tươi vào. Cho ốc vào. Tiếp đến trút nước chấm ốc vào. Tiếp đến là đường và tương ớt, dừa nạo. Đảo nhanh tay. Vừa đảo vừa nếm. Ốc cần xào chín tới k thì ăn nó khô quắt k ngon. Khi ăn dùng lước xào để chấm.

    Trả lờiXóa
  2. 2. Ốc xào me:
    Vật liệu
    - ốc
    - me vắt
    - đường, muối, ớt, xatế, tỏi, xả tép
    Chuẩn bị
    Ốc ngâm nước rửa sạch.
    Me: Cho 1 chén nước vào nấu, giầm lấy nước me.
    Tỏi xả: bằm nhuyễn
    Chế biến

    Cho ốc vào nồi khoảng ½ chén nước đậy nấp lại, sôi lên khoảng 3’, đổ ốc ra, xào với 1 muỗng cafe tỏi bằm, 2 muỗng canh xả bằm xào vàng -> cho nước me vào nêm 1 café muối, 3 muổng canh đường, 1 or 2 muỗng cafe ớt xatế

    Nếu nước me hơi loãng có thể hòa thêm nước bột năng, nêm lại vừa ăn, rồi cho ốc vào xào nhanh tay, tắt bếp.

    Trả lờiXóa
  3. 3. Chả ốc nướng lá chuối:
    Ốc đã chọn được lấy ra khỏi vỏ, thái nhỏ trộn với giò sống, mộc nhĩ, sả, tỏi, hành tím, hạt tiêu, nước mắm,… và quết thật đều tay cho đến lúc chả kết dính một cách liền lạc là đạt yêu cầu. Chia chả thành những phần nhỏ viên tròn và gói vào hai hoặc ba lớp lá chuối như gói nem, dùng dây lạc cột từng viên chả lại mang đi hấp sơ. Sau khi hấp miếng chả sẽ se mặt và được định hình. Giai đoạn chế biến chả ốc coi như đã hoàn tất, từng miếng chả được gói bằng lá chuối xanh mượt đều tăm tắp thật bắt mắt.
    Khi bắt đầu ăn, chả được mang nướng trên lửa than. Lá chuối tươi gặp sức nóng của than bắt đầu héo dần, trở đều chả cho đến khi lớp lá chuối bắt đầu cháy lan vào lớp lá bên trong. Mùi thơm của lá chuối, của chả hoà quyện lan toả, nướng thêm chút nữa cho chả cháy sém bay hương thơm lựng thì dọn ra đĩa.

    Nếu thích ăn kèm thì bày bên cạnh dĩa chả ốc dĩa rau sống tươi, vài lát khế chua, chuối chát, một dĩa bún trắng phau cùng vài ba cái bánh tráng và một chén nước mắm gừng.

    Trả lờiXóa
  4. 4. Ốc nướng:
    ốc được luộc sơ cho rơi mặt rồi bỏ lên lửa than nướng, vừa nướng vừa bỏ nước mắm đã làm sẵn gia vị như tiêu, tỏi, bột ngọt... Khi thấy nước bên trong con ốc sôi lên, hơi cạn xuống thì cho vào đĩa lót rau răm thơm phức. Ốc nướng như vậy rất vừa ăn, hơi cay, vừa ngọt mặn, vừa giòn, ăn thịt rồi mà húp nước ốc thì rất tuyệt.
    hoặc:
    ốc được nướng tươi sống, đã được dốc nước cho sạch. Trong lúc nướng, cho nước mắm, gia vị vào đến khi hơi khét vỏ thì mùi thơm của nó càng hấp dẫn hơn, khi ăn rất giòn.

    Trả lờiXóa
  5. 5. Ốc hấp gừng:
    Cách làm: Ốc khều ruột, giữ nguyên vỏ. Làm sạch ruột ốc bằng muối, băm nhỏ trộn với giò sống, nấm đông cô bằm, hành tây và gừng bằm.
    Nhồi thịt ốc trở lại vỏ. Lấy lá dứa làm dây kéo. Ốc nhồi xong hấp cách thủy khoảng 30 phút. Món này ăn nóng cùng nước chấm.
    * Nếu không có lá dứa có thể thay bằng lá mùi tàu.

    Trả lờiXóa

Được tạo bởi Blogger.